Thực hiện chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm, để phục vụ người dân, thành phố Biên Hòa xác định bên cạnh yếu tố công nghệ, cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân. Coi đó là yếu tố đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số.
.jpg)
Với quan điểm “lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số", các cấp, các ngành của thành phố Biên Hòa đã tập trung chuyển đổi số trong hoạt động, đời sống thường ngày, phục vụ lợi ích của người dân. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, các địa phương cũng như thành phố đã chú trọng thực hiện tốt văn hóa ứng xử và giao tiếp nơi công sở, xây dựng “Chính quyền thân thiện của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" và “Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ". Thời qua các địa phương trên địa bàn thành phố Biên Hòa đã thành lập nhiều tổ xung kích hướng dẫn, tuyên truyền nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đăng ký tài khoản định danh điện tử và cài đặt ứng dụng VNeID. Bên cạnh đó còn đến từng nhà, tiếp cận từng người để hỗ trợ, tư vấn về ý nghĩa, tiện ích của việc sử dụng cổng dịch vụ công quốc gia, nâng cao hiểu biết về các dịch vụ trực tuyến, nền tảng dữ liệu số mới hiện nay.. Anh Nguyễn Hữu Gia Văn – người dân phường Trung Dũng cho rằng: “Chúng tôi cũng được thông báo nhiều về chuyển đổi số. Chuyển đổi số giúp chúng tôi thuận tiện hơn về thủ tục làm giấy tờ từ đó cũng tuyên truyền đến mọi người trong gia điình và khu phố".
.jpg)
Ông: Lê Thanh Đăng – phó chủ tịch UBND phường Trung Dũng cho biết:“Để thực hiện có hiệu quả hơn công tác chuyển đổi số, ủy ban phường cũng đã triển khai và hướng dẫn người dân để nâng cao hiệu quả nhà nước. Uỷ ban cũng khuyến khích người dân nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến. Chúng tôi đã huy động hệ thống chính trị từ đó đã mang lại kết quả trog chuyển đổi số".
Bên cạnh đó đại dịch Covid-19 thời gian qua tác động tiêu cực, kìm hãm mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, đây lại là cú huých mạnh mẽ cho chuyển đổi số ở Việt Nam nói chung cũng như thành phố Biên Hòa nói riêng. Để thích nghi với sự cản trở của dịch bệnh, tất cả các hoạt động từ làm việc, học tập đến mua sắm, sinh hoạt đã được chuyển đổi số một cách nhanh chóng với phạm vi hàng chục, hàng trăm triệu người dân. Ngoài ra chuyển đổi số đã giúp đỡ cho nhiều trường hợp khó khăn trong đại dịch, từ đó đã để lại ấn tượng sâu với người dân nên công cuộc chuyển đổi số gặp được nhiều thuận lợi sau này. Ông Nguyễn Xuân Thanh – phó chủ tịch UBND thành phố Biên Hoà cho biết thêm: “Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh để người dân nắm bắt được chuyển đổi số là gì, khi ngươi dân hiểu được họ sẽ tham gia. Và tổ chức nhiều hoạt động bên cạnh tuyên truyền như không dừng tiền mặt………."
Ngay từ khi thành phố Biên Hòa thực hiện chuyển đổi số đã xác định chuyển đổi số là cơ hội đem lại bình đẳng và lợi ích cho tất cả các đối tượng khác nhau trong xã hội. Bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền các cấp, việc đẩy mạnh tyên truyền, hướng dẫn người dân đến tận cấp phường, xã về chuyển đổi số là công tác quan trọng hàng đầu. Trong đó, tổ công nghệ số cộng đồng được xác định là hạt nhân nhằm thực hiện nhiệm vụ này.