Văn nghệ là nơi để các em toả sáng với những tài năng và tri thức. Những hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ học đường mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực giúp học sinh phát triển toàn diện, rèn luyện được nhiều kỹ năng. Để cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống luôn được các em hưởng ứng, hiểu về giá trị của nó nhất là hoạt động nghệ thuật dân ca truyền thống bằng niềm đam mê, cô Đào Bích Nguyệt – hiệu trưởng trường THCS Hoàng Văn Thụ đã và đang lưu giữ phát huy những giá trị văn hóa, vẻ đẹp và lòng đam mê đối với âm nhạc, nghệ thuật trong trường học.
Trong trong thời đại 4.0 việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống đang là vấn đề luôn được quan tâm, thực hiện. Hiểu được điều đó, ngay từ khi nhận công tác tại trường THCS Hoàng Văn Thụ cô Bích Nguyệt đã xây dựng các kế hoạch định hướng các tổ chuyên môn , đặc biệt là tổ bộ môn Nghệ thuật – Công nghệ xây dựng các câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ mỹ thuật, câu lạc bộ võ thuật ngay trong kế hoạch hoạt động năm học của tổ để tập hợp các nhân tố có năng khiếu về từng bộ môn cùng luyện tập, khi có dịp có thể tham gia các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ do các cấp phát động. Mặt khác cô luôn tạo nhiều sân chơi bổ ích mang tính chất giao lưu giữa các lớp với nhau, tổ chức các hội thi văn hóa văn nghệ nhân các ngày lễ lớn như 20/10, 20/11, ngày hội stem, tết Nguyên đán…

Em học sinh Trần Hoàng Anh – Học sinh lớp 7/14, trường THCS Hoàng Văn Thụ, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai: “em rất thích các hoạt động mà cô hiệu trưởng cùng nhà trường tổ chức, các hoạt động giúp chúng em được phát huy khả năng, tính sáng tạo cùng với các hoạt động tìm hiểu về bản sắc văn hóa".
Cô: Đào Bích Nguyệt – Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Văn Thụ, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai: “mình sẽ là người luôn chủ động, sáng tạo, tiên phong trong các hoạt động này thì giáo viên và học sinh cũng rất nhiệt tình và sẵn sàng tham gia các hoạt động của nhà trường".
Bên cạnh đó để giáo dục cho các em học sinh về văn hóa dân tộc, tại mỗi cuộc thi do nhà trường hoặc thành phố phát động cô luôn tuyên truyền và đề cao các hoạt động về múa hát truyền thống với các đạo cụ dân tộc từ đó giáo dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc. Song song đó cô còn cùng với giáo viên bộ môn tổ chức dạy học lồng ghép các nội dung giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc. Nhà trường còn giáo dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc thông qua hoạt động mặc áo dài trong các ngày lễ lớn cũng như các hoạt động trải nghiệm đối với học sinh. Các hoạt động chuyên môn, hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm sáng tạo đã tạo cho các em học sinh có sân chơi bổ ích, thêm yêu trường lớp, có cuộc sống tinh thần vui vẻ, lành mạnh

Cô: Đào Bích Nguyệt - Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Văn Thụ, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai: “với thời đại 4.0 này thì các phong trào mới được thay thế, học sinh dễ bị hấp dẫn hơn. Từ đó tôi cùng với giáo viên phải tuyên truyền và đồng hành cùng với ẻm học sinh, tạo động lực, khuyến khích các em tham gia phong trào văn hóa văn nghệ nhà trường tạo tính đoàn kết, gần gũi".
Trong công tác quản lý, cô thường xuyên giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, các bộ phận, kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ theo từng thời điểm cụ thể và kịp thời đưa ra các giải pháp thực hiện thành công các nhiệm vụ của các bộ phận. Nhờ đó chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà của trường ngày càng được nâng cao. Với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm công tác, nhưng cô Đào Bích Nguyệt vẫn thường xuyên tự học, tự rèn để nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên đeo bám trong chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của nhà trường nhằm phát huy hiệu quả cao nhất.