Căn cứ văn bản số 3430/KTNS ngày 12/3/2025 của UBND thành phố Biên Hoà về tiếp tục thực hiện Đề án "Phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh.
Với mục tiêu tổng quát Phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam, tỉnh Đồng Nai với nhiều loại hình; phát triển chuỗi giá trị một cách bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị kết hợp nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm sản xuất ra theo hướng sạch, áp dụng quy trình GAP, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và mức độ an toàn của sản phẩm; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và quá trình đô thị hóa; cải thiện cảnh quan đô thị, góp phần ổn định môi trường sinh thái.
Quan điểm của Đề án Nông nghiệp đô thị Tây Nam Đồng Nai phải đóng vai trò làm dịch vụ cho nông nghiệp toàn tỉnh phát triển (cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ và các dịch vụ khác cho nông nghiệp toàn tỉnh). Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai là công nghiệp dịch vụ, du lịch; do đó, quan điểm phát triển nông nghiệp đô thị là hỗ trợ và làm hậu cần cho phát triển du lịch, công nghiệp. Tăng thu nhập cho người dân thông qua nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trong điều kiện hội nhập, tạo môi trường sản xuất - kinh doanh thân thiện với môi trường và con người.
Thời gian qua, Đồng Nai đã có nhiều chương trình hỗ trợ nhân rộng mô hình sản xuất GAP (sản xuất theo quy trình đạt chuẩn an toàn). Diện tích cây trồng đạt chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh không ngừng được nhân rộng. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3 ngàn hécta cây trồng chủ lực đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Các sản phẩm cây trồng chủ lực đạt chứng nhận GAP khá đa dạng gồm: bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, thanh long, các loại rau... Sản phẩm đạt GlobalGAP gồm: xoài, hồ tiêu, một số loại rau, trái trồng trong nhà màng...
Vùng kinh tế Tây Nam còn có nhiều lợi thế về thị trường, tốc độ công nghiệp hóa nhanh tác động lan tỏa đến nông thôn, phát triển được nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái có giá trị kinh tế cao... Nhiều địa phương như huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, Thống Nhất. có lợi thế đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh đặc sản cây ăn trái gắn với du lịch vườn
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin thành phố đề nghị Trung tâm VH-TT-TT thành phố; UBND 25 phường xã triển khai thực hiện tuyên các nội dung tuyên truyền:
1. Nội dung tuyên truyền:
- Quyết định số 2425/QĐ- UBND ngày 02/8/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030",
- Kế hoạch số 14383/KH-UBND ngày 11/12/2019 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030",
2. Hình thức tuyên truyền:
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tại địa phương thông qua nhiều hình thức phương tiện như: Đài truyền thanh cơ sở, cổ động trực quan, màn hình led, trên các trang mạng Zalo, Facebook, OAzalo
- Trang Thông tin điện tử đăng tải toàn bộ nội dung tài liệu nêu trên.
Đề nghị Trung tâm VH-TT-TT/TP, Ban biên tập Trang thông tin điện tử thành phố, UBND 25 phường, xã triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền.