Thực hiện công văn 3815/UBND-KGVX ngày 18/3/2025 của UBND thành phố Biên Hoà về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn thành phố.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố đề nghị các đơn vị thực hiện các nội dung như sau:
1. Nội dung tuyên truyền
- Tiếp tục tuyên truyền Luật phòng chống tác hại của rượu, bia; nội dung mới trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Điểm mới của Nghị định 100/2019/NĐ-CP tập trung xử lý nghiêm đối với những các hành vi dẫn đến tai nạn giao thông như: Sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện; chạy quá tốc độ; đi không đúng làn đường. Nhìn chung nghị định mới có những chế tài mạnh (nhiều quy định xử phạt mới, mức phạt tăng cao), đủ sức răn đe người uống rượu, bia mà còn điều khiển phương tiện giao thông sẽ phần nào giảm bớt số vụ tai nạn giao thông do rượu, bia gây ra. So với Nghị định 46, Nghị định 100 có mức phạt cao hơn, mức xử lý nghiêm về tiền và tước giấy phép lái xe thời gian rất dài. Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3), Nghị định phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016 trước đây quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng. Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải và tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến CBCC,VC và người lao động, tập trung tuyên truyền những nội dung chính của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
- Phổ biến sâu rộng nội dung của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019; Nghị định số 24/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08/10/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT đến tất cả CBCC, VC, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức phù hợp, nhằm định hướng hành vi của con người, góp phần quan trọng nâng cao thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống; góp phần bảo đảm an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, hạn chế những rủi ro về tai nạn giao thông; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, xây dựng môi trường làm việc văn minh, không rượu, bia
- Tiếp tục tuyên truyền các nội dung tại văn bản số 3850-CV/TU ngày 16/8/2022 Tỉnh uỷ Đồng Nai về không sử dụng rượu, bia trước, trong ngày, giờ làm việc; Văn bản số 10374/UBND-KGVX ngày 01/10/2022 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, không sử dụng rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày giờ trực cơ quan. Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân hạn chế sử dụng rượu, bia trong các hoạt động, nghi lễ văn hóa như: tết, cưới hỏi, ma chay, hội họp… và trong sinh hoạt thường ngày. Quản lý thật tốt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia và kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất. Nghiêm cấm việc xúi dục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang Nhân dân; học sinh, sinh viên không được uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; không điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn… Theo đúng các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
* Triển khai tuyên truyền Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 11/10/2024 phê duyệt “Đề án truyền thông phòng, chống tác hại của rượu bia đến năm 2030" với các mục tiêu sau:
- 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- 100% người điều khiển phương tiện giao thông được truyền thông, phổ biến quy định của pháp luật về việc không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
- 100% cơ sở giáo dục thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên.
- 95% cơ sở kinh doanh rượu, bia; 90% hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công được truyền thông, hướng dẫn các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- 90% báo in, báo điện tử của các bộ, ngành; 90% đài phát thanh, truyền hình ở trung ương, địa phương và hệ thống đài truyền thanh cấp xã đăng tải, phát thanh tin bài về phòng, chống tác hại của rượu, bia hằng tháng; 90% phóng viên, người tham gia hoạt động thông tin cơ sở được tập huấn, cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Đối tượng và nội dung truyền thông của “Đề án truyền thông phòng, chống tác hại của rượu bia đến năm 2030":
Đối tượng truyền thông: Người dân; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Nội dung truyền thông: Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Các giải pháp của “Đề án truyền thông phòng, chống tác hại của rượu bia đến năm 2030":
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia. Cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch, đầu tư kinh phí, huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện Đề án.
- Xây dựng, phổ biến tài liệu truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp theo ngành, lĩnh vực và địa phương; cung cấp, phổ biến tài liệu truyền thông kịp thời, đa dạng về hình thức cho hệ thống truyền thông từ tỉnh đến các địa phương.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho người tham gia công tác truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia từ tỉnh đến các địa phương.
- Triển khai các hình thức truyền thông hiệu quả, phù hợp: Thường xuyên tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thông qua đội tuyên truyền lưu động; truyền thông gắn với các cuộc thi; các hoạt động, sự kiện y tế, văn hóa, thể thao và du lịch. Thực hiện công tác truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, internet, điện thoại di động, tư vấn trực tuyến. Triển khai các hình thức truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia đến từng người dân; chú trọng truyền thông tại các địa điểm công cộng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí; tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho các cơ quan, tổ chức và người có liên quan. Lồng ghép nội dung truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia vào trong hương ước, quy ước, thiết chế văn hóa của vùng, miền, địa phương, khu dân cư; tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ sở giáo dục phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên; triển khai, nhân rộng các sáng kiến, mô hình truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia từ trung ương đến địa phương; kịp thời chấn chỉnh, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi làm lan truyền các thông tin sai sự thật, không đúng quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin thành phố đề nghị Trung tâm VH-TT-TT/TP; Trang Thông tin điện tử, UBND 25 phường xã thực hiện tuyên truyền theo các nội dung nêu trên theo các hình thức phù hợp (đài truyền thanh, xe phóng thanh lưu động, pano; băng rôn, áp phích, đèn Led; các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, OA zalo…). Tổ chức nói chuyện chuyên đề…
Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin thành phố đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về Phòng sau mỗi đợt tuyên truyền.