Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2024

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10/12/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Biên Hòa lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025;

Theo đề nghị của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 14/TTr-PGDĐT ngày 19/01/2024, UBND thành phố Biên Hòa xây dựng Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2024 như sau:

I.   MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.   Mục đích

- Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định các cơ sở giáo dục đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục đạt kiểm định chất lượng giáo dục

- Trình Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho các cơ sở giáo dục không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

2.   Yêu cầu

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục và phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục; được thực hiện một cách độc lập, khách quan, đúng pháp luật; trung thực, công khai, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn và gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cơ sở giáo dục.

II.   MỤC TIÊU

1.   Mục tiêu chung

Hoàn thành các chỉ tiêu về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2024.

2.   Mục tiêu cụ thể

- 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT và các văn bản quy định hiện hành.

- Hoàn thành công tác kiểm định chất lượng làm cơ sở cho việc công nhận mới 03 trường học đạt chuẩn quốc gia (MN Tân Hạnh, MN Tân Phong, MN Á Châu) và công nhận lại 06 trường học đạt chuẩn quốc gia trong năm 2024 (TH Phù Đổng, TH Nguyễn An Ninh, TH Nguyễn Huệ, THCS Hùng Vương, THCS Thống Nhất, THCS Hiệp Hòa).

III.   NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hành động, tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận ủng hộ của toàn xã hội đối với công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tuyên truyền và nâng cao nhận thức về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

2.    Công tác chỉ đạo, quản lý và giám sát việc thực hiện

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, tổ chức đoàn thể nhằm tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và tạo sự đồng thuận cao. Đưa chỉ tiêu về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để chỉ đạo tổ chức thực hiện. Kiện toàn kịp thời Ban Chỉ đạo đổi mới Giáo dục và Đào tạo các cấp; chú trọng xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch ở cấp huyện, cấp xã; ban hành các văn bản chỉ đạo và giao trách nhiệm cụ thể cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn trong việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, giám sát cộng đồng và của đơn vị đối với việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; gắn kết chặt chẽ công tác kiểm định chất lượng, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia với việc thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục. Quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; triển khai ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác kiểm định chất lượng; bố trí kinh phí cho các hoạt động đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.

- Tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện phân cấp quản lý giáo dục, cải cách hành chính, thực hiện công khai chất lượng, các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính trong giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa ngành giáo dục với các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội; tăng cường thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý, giữ gìn nền nếp, kỷ cương trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Chú trọng việc xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong trường học. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp trong hệ thống chính trị của nhà trường, quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ ở cơ sở. Đề cao vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong thực hiện cải cách hành chính, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

3.    Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục

- Tiếp tục thực hiện rà soát sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, tinh giản biên chế trong ngành Giáo dục cùng với việc đảm bảo tỉ lệ huy động học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Thực hiện tốt công tác giáo dục dân tộc.

- Thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, hình thức tổ chức dạy - học và các hoạt động giáo dục; đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chú trọng công tác dạy học tăng thời lượng, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Quan tâm việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, chú trọng nâng cao chất lượng dạy tin học, ngoại ngữ trong nhà trường, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Kiểm soát tốt chất lượng giáo dục, coi trọng đánh giá khách quan (kết quả các kỳ thi, các cuộc thi, kết quả thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng), đảm bảo đánh giá đúng chất lượng, chống bệnh thành tích trong giáo dục.

- Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật, ý thức công dân, giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua trong trường học; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội; quan tâm giáo dục thể chất, quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp; thực hiện học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.

4.    Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, sát với thực tiễn; điều chỉnh, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng, phù hợp với tình hình của từng địa phương theo hướng vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt vừa phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018. Có các giải pháp khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên giữa các bộ môn. Quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, gương mẫu, tâm huyết với nghề; cử giáo viên tham gia bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chuyên môn theo Luật Giáo dục 2019 phù hợp với điều kiện của đơn vị.

- Thực hiện việc đánh giá, xếp loại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đúng thực chất làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, thay thế. Tiếp tục quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trình độ trở lên; quan tâm đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tạo nguồn cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị đạo đức tốt; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý giáo dục cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách, chế độ cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và người lao động trong trường học.

5.    Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học

- Thực hiện rà soát đất đai, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2024; xác định chính xác nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từng đơn vị theo quy hoạch phát triển của từng trường.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của Hội đồng giáo dục, công tác phối hợp của các ngành, các cấp, các lực lượng đoàn thể, xã hội trong việc huy động học sinh đến trường, duy trì sĩ số, xây dựng bổ sung cơ sở vật chất trường học, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Chủ động lồng ghép các Chương trình, Đề án, Dự án, huy động nguồn lực của xã hội để thực hiện công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội đầu tư phát triển trường, lớp học.

- Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa; đáp ứng đủ phòng học an toàn, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, bếp ăn tập thể cho các trường mầm non, bán trú theo hướng đáp ứng các tiêu chí kiểm định chất lượng. Chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị đúng trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu dạy, học và đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Chú trọng thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia theo từng năm và cả giai đoạn; thường xuyên rà soát các tiêu chí kiểm định chất lượng, xây dựng các giải pháp có tính khả thi để bổ sung, khắc phục, hoàn thiện.

6.    Công tác phối hợp các lực lượng

- Phát huy trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; cân đối nguồn lực, tập trung kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo kế hoạch, lộ trình đối với các trường học dự kiến đạt chuẩn quốc gia gắn với duy trì nâng cao chất lượng những trường đã đạt chuẩn.

- Tích cực đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình phụ huynh và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường trang thiết bị dạy và học, các điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của các nhà trường. Chỉ đạo các nhà trường tiếp tục tăng cường thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học trong công tác tuyên truyền, vận động khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

7.    Công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia lồng ghép với các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong giáo dục. Coi trọng chất lượng công tác tự đánh giá của các nhà trường, công tác đánh giá ngoài; hệ thống hồ sơ, thông tin, minh chứng và báo cáo đảm bảo đầy đủ, chính xác, khoa học.

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động tự đánh giá, thực hiện cải tiến chất lượng của các nhà trường; định kỳ rà soát kiểm tra công nhận kết quả duy trì đối với cơ sở giáo dục đã được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia; tổ chức đánh giá tiến độ, mức độ đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các trường, đề ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch.

- Hằng năm tổ chức tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, kịp thời động viên, khuyến khích và nhân rộng điển hình tiên tiến.

Đính kèm văn bản:

1720-KH.pdf

M​inh Hồng

Các tin khác

Danh sách Đại lý internet trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Thông tin quy hoạch sử dụng đất

Đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Công nhận người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thực hiện cấp CCCD xuyên lễ
7 Kênh hỗ trợ người tham gia BHXH
Ứng dụng VssID-BHXH số
Hướng dẫn đăng nhập VssID bằng ứng dụng VNeID
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND thành phố Biên Hòa

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 225, đường Võ Thị Sáu, KP 7, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251.3822800 - Fax: 0251.3822880 - Mail: tpbienhoa@dongnai.gov.vn
Giấy phép số: 101/GP-BC ngày 10/3/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
------------------------------------------------------------
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Biên Hòa
Địa chỉ: Tầng 8, số 225, Đường Võ Thị Sáu, KP 7, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251.3940455 - Mail: pvhtt-bh@dongnai.gov.vn​