Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Tiếp tục tuyên truyền đẩy nhanh tiêm chủng văc xin phòng, chống bệnh Sởi trên địa bàn thành phố

Thực hiện văn bản số 5413 /UBND-KGVX ngày 11/4/2025 của UBND thành phố Biên Hoà về tuyên truyền đẩy nhanh tiêm chủng văc xin phòng, chống bệnh Sởi.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 25/3/2025 về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Bộ Y tế đã chủ động huy động các nguồn lực để bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời vaccine phòng bệnh sởi cho các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.

Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin thành phố đề nghị Trung tâm VH-TT-TT thành phố; UBND 25 phường xã triển khai thực hiện tuyên truyền đầy đủ các nội dung:

1. Nội dung tuyên truyền:

- Các văn bản thông báo, kế hoạch của ngành y tế để người dân biết đưa con em đi tiêm phòng Sởi

- Các Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi: Sốt và phát ban là hai biểu hiện chính của bệnh. Trẻ thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sần (gồ lên mặt da) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và toàn thân. Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ". Ngoài ra bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như: chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, tiêu chảy…

- Xử trí khi trẻ mắc sởi, nghi ngờ sởi: Cách ly trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi với trẻ không mắc bệnh trong vòng 7 ngày từ khi phát ban. Cho trẻ ở phòng riêng và đảm bảo thông thoáng. Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ mắt của trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước (Oresol, nước lọc…) đặc biệt khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày.

- Mọi đối tượng chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ đều có nguy cơ mắc bệnh.

* Tuyên truyền các khuyến cáo của ngành  Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

 - Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi – rubella khi trẻ đủ 18 – 23 tháng tuổi trong Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chiến dịch do cơ quan y tế địa phương tổ chức.

- Người lớn trong gia đình có trẻ dưới 5 tuổi chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng để phòng bệnh cho chính bản thân và cho trẻ trong gia đình mình.

- Thường xuyên vệ sinh các nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh bàn tay, thay quần áo...

- Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

- Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí...

- Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

     - Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

- Hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

- Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi,... gia đình phải thông báo ngay đến Trạm y tế xã, phường; các cơ sở y tế để được tư vấn, xử trí, điều trị, cách ly kịp thời.

 Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin phòng sởi đầy đủ và đúng lịch.

2. Hình thức tuyên truyền:

- Tuyên truyền thông qua nhiều hình thức phương tiện như: Đài truyền thanh cơ sở, cổ động trực quan, màn hình led, trên các trang mạng Zalo, Facebook, OAzalo…

- Trang Thông tin điện tử đăng tải toàn bộ nội dung tài liệu nêu trên.

Đề nghị Trung tâm VH-TT-TT/TP, Ban biên tập Trang thông tin điện tử thành phố, UBND 25 phường, xã triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền.​​​

Thành Lập

Các tin khác

Danh sách Đại lý internet trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Thông tin quy hoạch sử dụng đất

Đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Công nhận người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thực hiện cấp CCCD xuyên lễ
7 Kênh hỗ trợ người tham gia BHXH
Ứng dụng VssID-BHXH số
Hướng dẫn đăng nhập VssID bằng ứng dụng VNeID
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND thành phố Biên Hòa

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 225, đường Võ Thị Sáu, KP 7, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251.3822800 - Fax: 0251.3822880 - Mail: tpbienhoa@dongnai.gov.vn
Giấy phép số: 101/GP-BC ngày 10/3/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
------------------------------------------------------------
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Biên Hòa
Địa chỉ: Tầng 8, số 225, Đường Võ Thị Sáu, KP 7, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251.3940455 - Mail: pvhtt-bh@dongnai.gov.vn​