Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động lễ hội trên địa bàn

Thực hiện Văn bản số 712/SVHTTDL-VH ngày 18/3/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động lễ hội và du lịch.

Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố đề nghị Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP; Đội kiểm tra liên ngành thành phố; Trang Thông tin điện tử thành phố; UBND 30 phường, xã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1.    Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố; Trang Thông tin điện tử thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên Trang Thông tin điện tử thành phố, đài truyền thanh Biên Hòa và hệ thống đài truyền thanh cơ sở về các nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa của các lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước về lễ hội theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 274/CT-BVHTTDL ngày 22/9/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác lễ hội.

- Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, trộm cắp tại các di tích. Tổ chức dọn dẹp vệ sinh trong, ngoài sạch sẽ tại các di tích đang quản lý trực tiếp; trang trí cờ, đèn, hoa, băng rôn... đảm bảo mỹ thuật, đúng quy định; Tổ chức các phương án về trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ,an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân dân và du khách tham gia lễ hội; căn cứ tình hình thực tế, chỉ đạo thực hiện nghiêm biện pháp tạm ngừng tổ chức lễ hội theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

- Bố trí cán bộ trực tại các di tích đang quản lý trực tiếp, tránh các hiện tượng trộm cắp tài sản, hiện vật, đồ cúng, tệ nạn mê tín dị đoan, cháy nổ và tệ nạn xã hội.

2.    Đội kiểm tra liên ngành thành phố:

- Phối hợp Đội Kiểm tra liên ngành 814 tỉnh và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và tổ chức ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm di tích, thực hành sai lệch di sản gắn với phát huy vai trò của cộng đồng và trách nhiệm của chính quyền địa phương ở cơ sở.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; lợi dụng lễ hội để kích động bạo lực, tuyên truyền quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh.

3.     UBND 30 phường xã:

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn như Luật Di sản văn hóa và các văn bản liên quan. Thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về tổ chức lễ hội; về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; hạn chế đốt mã, vàng mã, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Từ đó tăng cường ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

- Thực hiện có hiệu quả “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống" theo Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội theo thẩm quyền.

- Thường xuyên tổ chức ra quân xanh, sạch, đẹp trên địa bàn đặc biệt tại các khu vực xung quanh di tích, di sản văn hóa vật thể.

- Hướng dẫn Ban tri sư, Ban quý tế, Tổ quản lý các di tich, danh thắng trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ:

+ Đăng ký tổ chức các hoạt động lễ hội theo đúng quy định. Trong quá trình tổ chức lễ hội bảo đảm trảng trọng, tiết kiệm, ản toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phổ trương, hình thức, lãng phí.

+ Tiến hành vệ sinh, chỉnh trang cảnh quan di tích, đảm bảo công tác giữ gìn vệ sinh môi trường; bố trí và thường xuyên tổ chức thu gom, xử lý rác, nước thải tại di tích.

+ Phân công và bố trí lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống các hiện tượng mê tín dị đoan, tuyên truyền và phổ biến văn hoá phẩm độc hại làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc; đảm bảo an toàn và phòng, chống cháy nổ cho di tích, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho di tích.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác, phân cổng, bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, hiện vật, đồ cúng trong di tích trên địa bàn.

+ Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

- Chỉ đạo Tổ kiểm tra liên ngành phường, xã phối hợp Đội Kiểm tra liên ngành thành phố tăng cường kiểm tra phát hiện, xử lý dứt điểm, kịp thời các tổ chức, cá nhân trục lợi, kích động bạo lực, biến tướng, làm sai lệch lễ hội truyền thống, trái với quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Nghị định 110/2018-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hóa của dân tộc tại các điểm di tích danh thắng ; tăng cường công tác bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội trên địa bàn quản lý nhất là nạn cờ bạc, đánh đề, sách tử vi...

Đề nghị các cơ quan, đơn vị thành phố và UBND 30 phường, xã tích cực triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Phòng Văn hóa và Thông tin tổng hợp báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Đính kèm văn bản:

tăngcường công tác quản lý nhànước trong hoạtđộnglễhội và du lịch.pdf

TRIEN KHAI VB 683 - SUA_20240315103924.272.signed.signed.signed.pdf

cvgiaonhiemvuthuchienchithi06ttg1.pdf

Minh Hồng

Các tin khác

Danh sách Đại lý internet trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Thông tin quy hoạch sử dụng đất

Đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Công nhận người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thực hiện cấp CCCD xuyên lễ
7 Kênh hỗ trợ người tham gia BHXH
Ứng dụng VssID-BHXH số
Hướng dẫn đăng nhập VssID bằng ứng dụng VNeID
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND thành phố Biên Hòa

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 225, đường Võ Thị Sáu, KP 7, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251.3822800 - Fax: 0251.3822880 - Mail: tpbienhoa@dongnai.gov.vn
Giấy phép số: 101/GP-BC ngày 10/3/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
------------------------------------------------------------
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Biên Hòa
Địa chỉ: Tầng 8, số 225, Đường Võ Thị Sáu, KP 7, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251.3940455 - Mail: pvhtt-bh@dongnai.gov.vn​